DẤU HIỆU TRẦM CẢM Ở TRẺ
– Tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên thay đổi rất lớn giữa những mẫu nghiên cứu khác nhau:
+ Trong dân số chung: tần suất trầm cảm tăng dần theo tuổi: 0,3% trẻ chưa đến tuổi đi học; 1% – 2% trẻ trong độ tuổi đi học trước tuổi dậy thì; 3% – 8% trẻ vị thành niên; 14% – 25% trẻ cuối tuổi vị thành niên.
+ Trong dân số nhập viện: tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn nhiều so dân số chung 20% trẻ em và 40% trẻ vị thành niên.
– Tần suất bệnh trong suốt cuộc đời : 15% – 20%.
– Về mặt giới tính:
+ Trẻ em: tỷ lệ nam và nữ ngang nhau, ngoại lệ có một vài khảo sát cho thấy tỷ lệ tăng nhẹ ở nam.
Trẻ vị thành niên: tỷ lệ bệnh ở nữ giới gấp 2 – 3 lần nam giới.
Các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm ở trẻ em:
(1) Than buồn hoặc ñeà caäp ñeán moät sự tự nhận thức tiêu cực có liên quan đến hành vi, trí tuệ, vẻ bề ngoài của trẻ hoặc sự thừa nhận của bạn bè cùng trang lứa
(2) Thường xuyên than phiền về những triệu chứng cơ thể: mệt. đau dạ dày hoặc nhức đầu (thường phải nghỉ học) không đáp ứng điều trị
(3) Thu rút xã hội được nhận biết bởi vieäc từ chối kết bạn hoặc từ chối tham gia các sinh hoạt ngoại khóa, các sở thích hoặc những thú vui khác, nói chung là mất mọi hứng thú
(4) Sự cô lập – thích ở trong phòng, ngủ quá nhiều và dễ bị kích thích hoặc buồn rầu, ủ rũ trong các tương tác qua lại giữa chúng với gia đình.
(5) Tăng nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc sự hất hủi mà chúng cảm nhận được, biểu hiện qua các cơn bộc phát về lời nói hoặc khóc lóc
(6) Có vấn đề về hành vi với các cơn giận dữ bộc phát
(7) Có những ý nghĩ về sự chết chóc hoặc tự tử (tự tử thành công hiếm khi gặp ở trẻ < 12 tuổi)
(8) Những than phiền về ảo thanh hiếm gặp nhưng loại trầm cảm loạn thần này cần phải chẩn đoán phân biệt với bệnh lý khác như rối loạn lưỡng cực ở trẻ em.
Các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm ở trẻ vị thành niên:
(1) Buồn chán, dễ bị kích thích, lo âu hoặc có cảm giác thất vọng
(2) Tránh né bạn bè và cách ly với gia đình khi ở nhà
(3) Buồn rầu, có thể biểu hiện qua việc thường mặc quần áo đen, viết những bài thơ với chủ đề u sầu, bệnh hoạn hoặc quan tâm những loại nhạc có chủ đề hư vô
(4) Rối loạn giấc ngủ biểu hiện bằng thức suốt đêm xem TV, khó thức dậy để đi học và ngủ suốt cả ngày
(5) Thiếu động cơ đưa đến việc bỏ học, không khả năng tập trung và bị điểm thấp
(6) Mất cảm giác ngon miệng hoặc ăn một cách cưỡng bức có thể đưa đến chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ
(7) Hành vi chống đối, uống rượu hoặc laïm dụng chất, hoạt động tình dục bừa bãi
(8) Các than phiền về mặt cơ thể hoặc mệt mỏi mãn tính
(9) Bận tâm về sự chết chóc và tự tử
(ĐT 0913941291 hoặc web: bacsicau.vn)
để được khám và điều trị sớm.